Nổi tiếng khắp thế giới bởi những bước tiến vượt bậc trong kinh tế, công nghệ và cả sự kiên hùng, bất khuất trong tinh thần dân tộc, Nhật Bản đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên đấu trường quốc tế bất chấp những khó khăn do thời tiết đem lại. Ngày hôm nay, bạn đọc hãy cùng Shinichi khám phá về Bản đồ địa lí của đất nước xinh đẹp này nhé!
Nhật bản là quốc gia vùng Đông Á, được chia làm 47 tỉnh và 8 vùng địa lí. Dân số Nhật Bản đứng thứ 10 thế giới với khoảng 126 triệu người. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn rất nhiều bản đồ của Nhật Bản như: bản đồ địa lý, bản đồ các đảo, bản đồ dân số, và khoảng cách giữa các địa điểm của Nhật Bản.
- Nhật Bản trên bản đồ thế giới
Vị trí Nhật Bản trên thế giới
Nhật Bản là một quốc gia thuộc châu Á. Mặc dù là một trong những quốc gia “ít nhận được sự ưu ái từ mẹ thiên nhiên nhất”, thậm chí còn được đánh giá là “nghèo” tài nguyên. Vượt qua tất cả, Nhật Bản vươn lên một cách mạnh mẽ và trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.
Là một quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, Nhật Bản:
- Có nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như thứ 3 theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
- Là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng
- Xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu
- Đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu.
- Là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
2. Nhật Bản trên bản đồ châu Á
Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á, là dải đất chạy theo hình vòng cung dài 3.800km, từ vĩ độ bắc 20025’ đến 45033’.
Là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển:
- Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền.
- Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc
- Ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan
- Xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.
3. Bản đồ Nhật Bản qua vệ tinh
Nhật Bản do 4 quần đảo độc lập hợp thành tạo nên với hàng nghìn các đảo lớn nhỏ.
Bốn quần đảo đó là:
• Quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima).
• Quần đảo Nhật Bản.
• Quần đảo Ryukyu.
• Quần đảo Izu-OgasawaraBản đồ Nhật Bản chia theo các đảo
- Hokkaido (diện tích 83.453 km2): có rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư còn thưa thớt. Các trung tâm công nghiệp lớn: Sapporo và Muroran.
- Honshu là đảo rộng 231.078 km2 chiếm đến 60% diện tích của Nhật Bản. Đây là hòn đảo dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo. Các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Yokohama, Kyoto, Nagoya, Osaka và Konbe.
- Kyushu (diện tích 42.165 km2): là đảo phát triển công nghiệp nặng đặc biệt là khai thác than và thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka và Nagasaki.
- Shikoku (diện tích 18.788 km2): đây là đảo có nền kinh tế chính là nông nghiệp.
5. Bản đồ chi tiết các vùng địa lý và các tỉnh của Nhật Bản
Các vùng địa lí của Nhật Bản:Nhật Bản chia làm 8 vùng địa lý, gồm: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki (Kansai), Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa.
- Hokkaido: Vùng Hokkaido khu vực có diện tích lớn nhất Nhật Bản với duy nhất tỉnh Hokkaido. Thành phố lớn nhất ở vùng Hokkaido là Sapporo mới được quy hoạch với kiến trúc hiện đại hết sức đẹp mắt.
- Tohoku: Vùng Tohoku là vựa lúa của Nhật Bản gồm tỉnh Akita, Aomori, Fukushima, Iwate, Miyagi và Yamagata. Ngoài ra vùng này cũng tập trung rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Nhật Bản.
- Kanto: Vùng Kanto là khu vực có mức độ đô thị cao nhất Nhật Bản gồm tỉnh Chiba, Gunma, Ibaraki, Kanagawa, Saitama, Tochigi và thủ đô Tokyo. Với mức thu nhập cao và chất lượng cuộc sống tốt, có đến hơn 50% tổng số người Việt đang sinh sống tại đây.
- Chubu: Vùng Chubu là khu vực có địa hình núi hiểm trở và có đỉnh núi cao nhất Nhật Bản, núi Phú sĩ (Fujisan) gồm tỉnh Aichi, Fukui, Gifu, Ishikawa, Nagano, Niigata, Shizuoka, Toyama và Yamanashi. Đây là vùng có số tỉnh nhiều nhất của Nhật Bản.
- Kinki: Vùng Kinki (Kansai) là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Nhật Bản gồm tỉnh Nara, Wakayama, Mie, Kyoto, Osaka, Hyogo, và Shiga. Nếu như Tokyo là thành phố lớn nhất phía Đông Nhật Bản thì thành phố lớn nhất phía Tây là Osaka của vùng Kinki.
- Chugoku: Vùng Chugoku gồm 5 tỉnh Hiroshima, Yamaguchi, Shimane, Tottori, và Okayama. Hiroshima – 1 trong 2 nơi bị Mỹ ném bom nguyên tử trong thế chiến thứ 2 giờ đã vươn mình nằm trong những thành phố bậc nhất thế giới.
- Shisoku: Shikoku vừa là vùng địa lý vừa là một trong bốn đảo của Nhật Bản bao gồm tỉnh Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima. Đây là vùng có nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng chính phủ Nhật Bản nhận thấy tiềm năng du lịch ở nơi đây và đang đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ trong thời gian tới.
- Kyushu và Okinawa: Kyushu vừa là vùng địa lý vừa là một trong bốn đảo của Nhật Bản. Khí hậu ở đây khá giống Việt Nam. Đây là nơi khởi nguồn nền văn hoá của Nhật Bản, bao gồm tỉnh Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga. Kyushu bao gồm cả quần đảo Okinawa.
Các bạn cũng có thể chủ động chọn loại phương tiện đi lại nhé. Kích vào các biểu tượng bên trên cùng góc trái để chọn phương tiện.
Ví dụ: Tra khoảng cách từ Nangoya và Tokyo
Bước 1: Nhập tên địa điểm xuất phát: Nagoya. (Hình B1)
Bước 2: Nhập tên điểm đến: Tokyo (Hình B2)
Kết quả: Nếu đi từ Nagoya đến Tokyo bằng ô tô thì đường nhanh nhất sẽ mất 4h8 quãng đường dài 344 km.
Các bạn cũng có thể sử dụng để tra cách đi tàu điện tại Nhật Bản nhé.
Tàu điện là phương tiện đi lại công cộng được nhiều người sử dụng nhiều nhất tại Nhật Bản
Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 16/01/2017:
- Dân số Nhật Bản (Japan) có 126,171,706 người.
- Dân số Nhật Bản (Japan) chiếm khoảng 1.68% tổng dân số thế giới.
- Dân số Nhật Bản (Japan) đứng hạng 11 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.
- Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản (Japan) là 346 người/km2.
- Dân cư độ thị chiếm 94.5 % tổng dân số (119,160,931 người).
- Độ tuổi trung bình của người dân là 46.9 tuổi.
Xem ảnh trên có thể thấy những tỉnh trọng điểm của 2 vùng kinh tế trọng điểm là Kanto và Kinki có mật độ dân số khủng khiếp với 3001 – 6105 người/km2. Hokaido và Tohoku có mật độ dân số khá thưa thớt, thấp nhất tại Nhật Bản.
Điểm cao nhất ở Nhật Bản là đỉnh núi Phú Sĩ, cao tuyệt đối 3776m. Điểm thấp nhất ở Nhật Bản là một hầm khai thác than đá ở Hachinohe, -135m.
Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông.
- Mùa xuân: từ tháng 3 – tháng 5.
- Mùa hạ: từ tháng 6 – tháng 8
- Mùa thu: từ tháng 9 – tháng 11.
- Mùa đông: từ tháng 12 – tháng 2
Khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hoà. Tuy nhiên, do Nhật Bản có địa hình trải dài trên 3.800 km từ Bắc xuống Nam, lại có nhiều dãy núi nên khí hậu từng mùa ở mỗi vùng đều có đặc điểm khác nhau.
- Mùa hè ấm và độ ẩm cao, vào đầu hè thường có những cơn mưa.
- Mùa xuân và mùa thu khí hậu êm dịu, mặc dù tháng 9 thường có bão, có thể làm lở đất bằng những trận mưa lớn và gió mạnh.
- Mùa đông phía Thái Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía biển Nhật Bản thường u ám. Hokkaido là nơi có mùa đông khá khắc nghiệt.
Tổng cộng Nhật Bản sở hữu 84 sân bay với 3 cấp độ khác nhau là:
- Sân bay cấp một: Các sân bay cấp một có thế phục vụ các chuyến bay giữa các châu lục. Hiện nay có 5 sân bay ở Nhật Bản.
- Sân bay cấp hai: Các sân bay cấp hai có thể phục vụ cả các chuyến bay khu vực và vài chuyến bay quốc tế. Có 24 sân bay cấp 2 ở Nhật Bản.
- Sân bay cấp ba: Phục vụ các chuyến bay nội địa nhánh, có 55 sân bay ở Nhật Bản và có 3 sân bay đang được xây dựng. Đây là các sân bay nhỏ, phục vụ các chuyến bay thu gom cho các sân bay trung tâm, chủ yếu nằm ở những đảo nhỏ và các quần đảo.
Sân bay Haneda | Mã IATA: HND Mã ICAO: RJTT Thành phố: Ota ward, Tokyo Điện thoại: +81 (0) 3 7470511 | – Sân bay này còn được gọi với cái tên khác là sân bay quốc tế Tokyo. – Phục vụ của yếu các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông. Một số hãng hàng không bay đến Haneda như: Japan Airlines, ANA, China Eatern, Air China, Air Asia, Vietnam Airlines,… |
Sân bay Itami | Mã IATA: ITM Mã ICAO: RJOO Thành phố: Toyonaka, Osaka Điện thoại: +81 (0)6 68431121 | – Còn được gọi là sân bay quốc tế Osaka, là một trong những sân bay hạng nhất tại Nhật Bản. – Phục vụ các hãng hàng không như: All Nippon Airways, United Airlines, Japan Airlines, Air Canada, American Airlines. |
Sân bay quốc tế Narita | Mã IATA: NRT Mã ICAO: RJAA Thành phố: Narita, Chiba Điện thoại: +81 (0)476 3425091 | – Là sân bay lớn thứ 2 tại Nhật Bản. – Phục vụ chủ yếu các chuyến bay quốc tế từ Châu Á và Châu Mỹ, đây là trung tâm hoạt động chủ yếu cho các chuyến bay đến Nhật của Japan Airlines, ANA, United Airlines, Northwest Airlines, Vietnam Airlines. |
Sân bay quốc tế Chubu | Mã IATA: NGO Mã ICAO: RJGG Thành phố: Tokoname, Aichi Điện thoại: (0)52569381195 | – Có tên gọi khác là Central Japan International Airport, là sân bay lớn nhất vùng Chubu và là một trong 5 sân bay nằm ngoài biển ở Nhật. – Các hãng hàng không bay đến sân bay Chucbu như: Vietam Airlines, China Airlines, Philippine Airlines, Singapore Airlines, Korean Air,… |
Sân bay quốc tế Kansai | Mã IATA: KIX Mã ICAO: RJBB Thành phố: Izumisano, Osaka Điện thoại: +81 (0)724 552500 | – Hay còn được gọi là sân bay Osaka Kansai, là một trong những sân bay lớn tại Nhật nằm ở hòn đảo nhân tạo thược vịnh Osaka – Phục vụ hàng loạt hãng hàng không nổi tiếng như: Vietnam Airlines, United Airlines, ANA, Asiana Airlines, Jetstar Airways,… |
Nằm ở khu vực địa chấn vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản có nhiều khu vực có núi lửa, trong đó có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động.Mặc dù núi lửa gây ra những thiệt hại to lớn qua các đợt phun trào, nhưng đất đai ở những vùng rộng lớn được tro núi lửa hoặc nham thạch bao phủ rất màu mỡ và thích hợp cho trồng trọt.Gần khu vực núi lửa còn có các nguồn suối nước nóng do nước ngầm gặp khí ga của núi lửa ở nhiệt độ cao hoặc bị đun nóng bởi nhiệt độ dưới lòng đất. Suối nước nóng là những điểm rất thu hút khách du lịch.
Tại Nhật Bản, người ta sử dụng chung một chuẩn điện áp là 110V cho tất cả mọi nơi nhưng với tần số khác nhau giữa các vùng. Đông Nhật Bản bao gồm cả Tokyo sử dụng tần số 50Hz. Phía Tây Nhật Bản bao gồm cả Osaka và Kyoto sử dụng tần số 60Hz.
Nguyên nhân chính là sau thế chiến thứ II, Nước Anh chịu trách nhiệm giúp tái tạo lại hệ thống điện tại khu vực phía đông Nhật Bản. Còn Mỹ lại chịu trách nhiệm tái thiết hệ thống điện tại khu vực phía Tây nước Nhật.
- Đóng góp vào nền công nghiệp điện quốc gia một lượng điện “khủng” với 119,8 TWh (tỷ oát giờ) mỗi năm, vào khoảng 42% tổng sản lượng 288,2 TWh của toàn ngành điện hạt nhân trong năm 2010.
- Giảm bớt một lượng đáng kể khí nhà kính độc hại CO2 trong trường hợp phải sử dụng nhà máy nhiệt điện than. Vào năm 2013 lượng phát thải đã đạt mức cao lịch sử với 1 tỷ 235 triệu tấn CO2 khi hầu hết các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa.
- Làm giảm một số tiền “khủng” chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch đến 4.7 nghìn tỷ JPY (Yên Nhật); tương đương 45 tỷ $ (đôla Mỹ) hàng năm.